Hư Hỏng Ở Máy Công Trình

1.  HIỆN TƯỢNG XÂM THỰC

Hiện tượng xâm thực xảy ra khi áp suất của đường ống vào bơm nhỏ hơn áp suất khí quyển, lúc đó sẽ xuất hiện các bong bóng khí trong dầu thủy lực di chuyển và to dần trong đường vào của bơm. Các bong bóng khí này thường bám thành từng đám vào bề mặt kim loại, sẽ bị nén cho đến khi nổ tung ra đột ngột khi đi ra đến cửa ra của bơm (Phía áp suất cao). Hiện tượng này sẽ làm cho các bề mặt kim loại bị vỡ, bong thành các mảnh kim loại nhỏ làm hư hỏng các bề mặt tiếp xúc, làm kín và đồng thời các mảnh kim loại nhỏ đi theo dầu thủy lực đến tiếp tục phá hỏng các cơ cấu làm việc khác. học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm

Hình ảnh dưới đây thể hiện quá trình bong bóng khí bị nén lại rồi vỡ ra (microjet source)

Ảnh đĩa phân phối của bơm piston bị bong tróc do xâm thực

Sự xâm thực thường gây ra: nghiệp vụ xuất nhập khẩu

– Tắc

– Hạn chế dòng chảy của đường hút (do các đám bong bóng khí tụ lại). Điều này lại càng làm tăng tốc độ xâm thực.

– Tăng tốc độ mài mòn các chi tiết kim loại hơn rất nhiều lần so với thông thường. Đây cũng chính là tác động mạnh nhất của sự xâm thực.

– Bơm kêu to, rung động mạnh.

Lưu ý là sự xâm thực không chỉ có ở bơm thủy lực mà còn xuất hiện ở bất cứ nơi nào khi lượng dầu cấp không bằng lượng dầu cần thiết, phần lớn trong các trường hợp:

Bơm thủy lực khi bị thiếu dầu cấp.

– Xy lanh thủy lực hoặc motor chuyển động nhanh khi bị kéo dưới tác động của tải. (Ví dụ motor thủy lực nâng hàng của cần cẩu khi ở chế độ hạ hàng)

– Qua một số chi tiết làm kín (gioăng/phớt) khi các chi tiết chuyển động với tốc độ cao gây ra áp suất âm.

Cách nhận biết rõ nhất hiện tượng xâm thực là khi bơm/motor quay có tiếng kêu to (Như tiếng đá lạo xạo) và rung động.

Để ngăn ngừa và chống lại hiện tượng xâm thực, người ta thường sử dụng các cách như sau:

– Tăng áp suất đường vào của bơm bằng một bơm nhồi hoặc tăng áp suất mặt trong chất lỏng trong thùng dầu.

– Sử dụng các valve một chiều chống xâm thực trong các cơ cấu motor hoặc xy lanh thủy lực.

– Giảm độ nhớt hoặc tăng nhiệt độ của dầu thủy lực.

– Làm kín hoặc tăng đường kính đường ống hút của bơm dầu thủy lực.

2.  ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ BẨN DẦU ĐẾN HỆ THỐNG THỦY LỰC

Theo điều tra nguyên nhân sự cố trong hệ thống thủy lực đã chỉ ra rằng phần lớn các hư hỏng (chiếm đến 70% – 80%) là do ảnh hưởng của độ bẩn dầu thủy lực gây nên.

Có ba loại nhiễm bẩn của dầy thủy lực: Nhiễm bẩn chất rắn, nhiểm bẩn chất lỏng và nhiểm bẩn khí. Hư hỏng dễ thấy nhất và gây nguy hiểm nhất cho hệ thống là nhiễm bẩn chất rắn, nó phá hỏng chi tiết thiết bị thủy lực nhanh chóng sau khi xâm nhập vào hệ thống và mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để loại trừ nó ra khỏi hệ thống.

Nhiễm bẩn chất rắn: Bao gồm các hạt bẩn như cát, sỉ, các gỉ sét, hạt sắt bị bung ra trong thiết bị, chất cặn, dầu thủy lực tái sinh có bổ sung hạt nhự PE để tạo độ nhớt ảo, lâu ngày các hạt nhự này bị cháy và bám vào các hệ thống bơm và đường ống làm tắc nghẽn các hệ thống thủy lực và làm giảm áp suất làm việc của máy … với loại nhiễm bẩn này có thể nhận thấy hoặc không nhận thấy do kích thước của hạt bẩn nằm ngoài tầm quan sát của mắt thường tuy nhiên ta sẽ thấy được qua các thiết bị quan sát (như kính hiển vi). Các chất bẩn này được sinh ra theo 2 hướng:

+ Từ bên ngoài đi vào theo qua các khe hở của gioăng phớt làm kín hoặc do trực tiếp từ các bác thợ vận hành chủ động đưa vào (Sử dụng dầu cũ hoặc bẫn trong quá trình đổ dầu vào thùng)

+ Từ bên trong hệ thống tự động sinh ra: Nguyên nhân này chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố nhiểm bẩn lỏng và khí sinh ra – Các thiết bị bị ôxy hóa hay xâm thực gây nên.

Nhiễm bẩn chất lỏng: Là dầu thủy lực gốc bị pha lẫn các thành phần chất lỏng khác như nước, dầu mới bổ sung không đúng chủng loại, cấp chất lượng như ( ISO VG / AW 32, 46, 68, 100 , 220 ). Với loại nhiễm bẩn này ta dễ thấy được vì chúng đổi màu của dầu ban đầu.

Nhiễm bẩn chất khí: Các không khí lọt vào trong dầu (Thợ ta hay gọi là “e” dầu), ta dễ nhận thấy loại nhiễm bẫn này vì chúng tạo bọt khí trong thùng dầu cũng như các đường ống.

Dưới đây là một số các hình ảnh hư hỏng do ảnh hƣởng của độ bẩn dầu

Hư hỏng do độ bẩn dầu – Mòn đều toàn bộ chi tiết do hạt bẩn mịn ( 10 – 15 µm)

Hư hỏng do độ bẩn dầu – Mòn xước sâu bề mặt làm việc do các hạt bẩn lớn (> 15 µm)

 

nguồn: junjinvietnam

Tin Liên Quan